Site icon BMG

Thương mại điện tử và độ nóng của thị trường

Dựa trên số liệu của Cục thương mại điện tử Việt Nam đã đưa ra, đã thấy được tổng giá trị thị trường TMĐT của năm 2016 đạt gần mốc 5 tỉ đồng. Ngoài ra, hãng nghiên cứu thị trường E-Marketer cũng đưa ra một số liệu ước tính, quy mô giao dịch thị trường vào khoảng 1,7 tỉ USD, chiếm khoảng 1,1% tổng giá trị thị trường bán lẻ của Việt Nam, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình 7% của thế giới. Mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ song mức tăng trưởng của thị trường thương mại Việt nam rất cao ước chừng hơn 20% mỗi năm.

Xuất hiện khắp nơi

Theo một thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, mỗi một người thường bỏ ra gần 25 giờ để online trung bình một tuần có nghĩa là khoảng hơn 3 giờ/ngày. Cùng đó, có gần 1/3 người mua sắm online thông qua mạng internet với trung bình chi tiêu vào khoảng 160 USD/người/năm.

Hầu hết sản phẩm mà người tiêu dùng  mua sắm online là quần áo và giày dép chiếm tỷ lệ khoảng 64%, sách, âm nhạc và văn phòng phẩm thì khoảng 51%, thực phẩm ăn uống cũng chiếm tỷ lệ 20%, và còn nhiều mặt hàng khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

Vì lý do đó nên một số công ty lớn như Công ty TNHH Lotte Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Aeon Việt Nam đã bắt tay vào kế hoạch đẩy mạnh, phát triển kênh mua sắm trực tuyến để cạnh tranh cùng các thương hiệu vốn nổi tiếng hiện tại như Adayroi, Alibaba, Thế giới Di Động, Lazada, Vật giá, Én bạc, Tiki,…

Hiện tại, một người Việt Nam trung bình sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, và trong đó có 70% là smartphone. Hạ tầng công nghệ vững vàng là nền tảng để thương mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh số 4 tỷ USD trong năm qua. Tuy nhiên, theo chỉ số xếp hạng năm 2017, chỉ số thương mại điện tử vẫn tồn tại khoảng cách số rất lớn giữa các địa phương.

Không những thế, rất nhiều ứng dụng thanh toán điện tử cũng đã được triển khai rộng rãi, hộ trợ hiệu quả cho giao dịch thương mại điện tử gồm: thanh toán qua thẻ (POS, ATM…), thanh toán trên internet (thông qua tài khoản mở tại ngân hàng hoặc internet banking); thanh toán trực tiếp qua điện thoại di động…

Nhiều thách thức – rào cản

Ngày nay, mặc dù còn có rất nhiều tiềm năng phát triển trog lĩnh vực thương mại điện tử song trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với khá nhiều thách thức, cụ thể:

Đầu tiên là việc người tiêu dùng Việt Nam, chủ yếu là thế hệ trẻ hiện nay khá ưa chuộng mua hàng qua những trang website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay… thông qua điều này thấy được các ông lớn ở nnước ngoài đầu tư rất nhiều vào thị trường Việt Nam và còn có thể thấy được thương mại điện tử tương lai chỉ alf sân chơi dành cho những doanh nghiệp lớn.

Vấn đề thứ hai là một vấn đề cũng khá nan giải với khá nhiều doanh nghiệp hiện nnay trong thị trường thương mại điện tử đó là về cơ sở hạ tầng công nghệ. Vấn đề thể hiện rõ rệt nhất khi cáp quang bị đứt đã ảnh hưởng mạnh đến Lazada

Lấp đầy khoản trống và phát triển

Theo hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, có thể thấy được có 32% số doanh nghiệp có kinh doanh trên mạng xã hội và chỉ có 11% số doanh nghiệp là tham gia vào việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Hiện tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam có quy mô vào khoảng 5 tỷ USD. Và con số này còn có thể tăng lên tới 10 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Do đó, các chuyên gia nhìn nhận mặc dù vẫn còn những thách thức, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ cho phép doanh nghiệp nước này dễ dàng bán hàng trực tuyến ở nước khác, nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam đang là một mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả các doanh nghiệp khởi nghiệp.

BMG Business Training.

Exit mobile version