Site icon BMG

Grab và cuộc chiến cạnh tranh giữa các ứng dụng gọi xe

Bắt đầu từ 8/4/2017, doanh nghiệp Uber đã chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam sau 4 năm hoạt động. Trong khoảng thời gian đó, Uber đã làm đổi mới đi thị trường taxi trong nước, tạo ra thói quen di chuyển bằng “taxi giá rẻ” cho người Việt. Cứ tưởng rằng, Grab sẽ làm chủ thị trường taxi giá rẻ sau đó nhưng không ngay sau khi Uber rút khỏi là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp gọi xe trong nước.

Các ứng dụng gọi xe mới ra đời

Nhiều hãng ứng dụng công nghệ gọi xe từ nước ngoài đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam như Go-Jek (Indonesia), Aber (do nhóm kỹ sư người Việt tại Đức sáng lập), MVL (Singapore)… Ngoài ra, thì một vài doanh nghiệ trong nước cũng đã bắt đầu tham gia vào thị trường

Đầu tiên được kể đến là Vato. Vato được nhà lập trình Trần Thành Nam thành lập, với tên đầu tiên FaceCar, tiếp đó là Vivu. Và sau khi nhận được sự đầu tư từ hãng xe Phương Trang, công ty đã chính thức đổi tên thành Vato.

Kế đến là ứng dụng Go-ixe. Go-ixe là một startup của kỹ sư cntt Hàng Bá Trí. Đây là ứng dụng trong top 18 của cuộc thi Startup việt của Vnexpress. Hiện Go-ixe đang có 4 ứng dụng: Go Bike, Go Car, Go Taxi và Go Travel.

Và mới đây nhất vào tháng 7/2018 là Go Viet (công ty liên kết với Go-Jek tại Việt Nam) đã được đưa vào thí điểm tại quận 1 và quận 3. Từ tháng 9/2018 Go Viet sẽ chính thức ra mắt.

 

Cạnh tranh về giá

Sau khi Uber rút khỏi Việt Nam thi Grab đã tranh thủ tăng giá cước cho mỗi chuyến xe đặc biệt là vào các dịp lễ hoặc các thời gian cao điểm. Nhờ có sự xuất hiện của các doanh nghiệp canh tranh đã giảm thiểu được việc tăng giá.

Ngoài ra, việc giảm chiết khấu dành cho tài xế cũng được thay đổi rõ rệt. Vào năm ngoái Grab đã đẩy mức chiết khấu từ 20% lên 23,6% dành cho tài xế gia nhập trước ngày 1-10-2017, sau ngày này sẽ tăng lên 28,6%. Nhưng sau khi xuất hiện ồ ạt của nhiều hãng xe triển khai dịch vụ đã làm grab phải suy nghĩ giảm chiết khấu cho tài xế xuống còn 20% .

BMG Business Training.

Exit mobile version