BỘ 3 KÊNH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ TRONG DIGITAL MARKETING 

Hiện nay, hầu hết các chiến dịch Digital Marketing hiệu quả đều có sự “góp mặt” của 3 kênh truyền thông Paid – Owned – Earned Media (còn gọi là mô hình POEM). Mỗi kênh truyền thông trên sở hữu những ưu – nhược điểm khác nhau. 

Nếu bạn đang mong muốn trở thành 1 Digital Marketer thì nhất định phải hiểu rõ về bộ 3 kênh truyền thông này. 

PAID MEDIA 

Paid Media là kênh truyền thông trả phí. Tức là, bạn phải trả tiền cho 1 bên thứ 3 với mục tiêu truyền thông, quảng bá sản phẩm dịch vụ. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng kênh Paid Media nhằm mục tiêu tăng mức độ nhận biết thương hiệu hoặc thu hút khách hàng tiềm năng mới. 

Trước đây, Paid Media chỉ phổ biến với các hình quảng cáo như: quảng cáo mạng xã hội (FB ads, Zalo Ads), quảng cáo tìm kiếm (Google Ads), quảng cáo hiển thị (banner, video, ảnh động, GDN,..), tài trợ event, email marketing. 

Nhưng vài năm trở lại đây, với sự bùng nổ của công nghệ hay sàn thương mại điện tử, Paid Media nhanh chóng “tiếp nhận” thêm các hình thức: quảng cáo tìm kiếm với Shopee, Lazada, Tiki hay Influencer Marketing. 

Ưu điểm: 

  • Ngay tức thì: với sự phát triển của công nghệ, kênh truyền thông này giúp tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách nhanh chóng và chính xác. 
  • Chủ động: Nhà quảng cáo hoàn toàn kiểm soát được đối tượng khách hàng, thời gian, địa điểm cũng như cách truyền tải thông điệp.
  • Độ bao phủ rộng: nhờ mức độ phủ sóng lớn 

Nhược điểm: 

  • Tỷ lệ phản hồi thấp 
  • Có thể gây khó chịu cho người dùng
  • Mức độ tin cậy ngày càng thấp 
  • Chi phí cao, mức chi phí ngày càng tăng do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp 

OWNED MEDIA

Owned Media là truyền thông sở hữu. Kênh truyền thông này là tập hợp các công cụ do chính doanh nghiệp sở hữu, như là: Website, Facebook, Blog, Youtube, Instagram,…hay các trang mạng xã hội khác. 

Bằng việc sở hữu những công cụ này, bạn có thể truyền tải nội dung theo nhiều mục tiêu khác nhau và hoàn toàn miễn phí. 

Ưu điểm 

  • Chi phí thấp: đây là 1 ưu điểm vượt trội. Ngày nay, từ việc sở hữu các công cụ của kênh Owned Media, cho đến việc xây dựng, truyền tải thông điệp đều không tốn chi phí. 
  • Bền vững: Owned media được xem như 1 “tài sản”, cần được “nuôi dưỡng” lâu dài, từ đó giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới và gắn kết khách hàng cũ lâu dài. 
  • Linh hoạt và kiểm soát tốt: doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc truyền tải, định hướng thông điệp và điều chỉnh thông tin dễ dàng. 

Nhược điểm: 

  • Độ bao phủ bị giới hạn 
  • Mất nhiều thời gian để tiếp cận được khách hàng mục tiêu.  
  • Độ tin cậy chưa cao: vì nội dung truyền thông là do chính bản thân doanh nghiệp cập nhật. 

EARNED MEDIA

Earned Media là kênh truyền thông kiếm được. Bạn không thể trả phí hay tự tạo ra nó mà nó được tạo ra bởi sự tự nguyện của khách hàng hoặc Đối tác.  

Những công cụ thuộc kênh truyền thông Earned Media là lời bình, chia sẻ, nhận xét, đánh giá từ khách hàng. Có thể nói đây là kết quả mà bạn nhận được nếu làm tốt 2 kênh truyên thông trên. 

Một số hình thức quảng cáo của Earned Media:

  • Feedback, bài đăng trên MXH
  • Đánh giá trên các sàn TMĐT
  • Truyền miệng của khách hàng

Ưu điểm

  • Đáng tin cậy và mang lại hiệu quả cao 
  • Mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp 

Nhược điểm

  • Khó kiểm soát: bên cạnh những thông tin tích cực thì vẫn tồn tại thông tin tiêu cực, và doanh nghiệp khó kiểm soát được thông tin lan truyền. 
  • Khó đo lường

Case Study thành công với mô hình POEM 

Đi để trở về – Biti’s 

Kênh Owned Media: Biti’s đã bắt đầu chiến dịch “Đi để trở về” bằng kênh truyền thông Owned Media. Cụ thể, trên Fanpage, nhãn hàng đã tạo ra cuộc thảo luận “Đi hay Về”, thu hút đông đảo sự tham gia tranh luận của cộng đồng.  

Kênh Paid Media: Tiếp nối bước khởi đầu, Biti’s đã sử dụng kênh Paid Media bằng cách tung MV “Đi để trở về” và MV “Lạc trôi”, tạo tranh luận với các KOLs, PR tại trang báo điện tử Kênh 14. 

Kênh Earned Media: chiến dịch đã thu hút hơn 3.5 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội và gần 300.000 lượt đề cập. 

Chiến dịch Điện Máy Xanh 

Kênh Paid Media: Điện Máy Xanh đã bắt đầu chiến dịch bằng kênh Paid Media. TVC và các viral clip được nhãn hàng “lan truyền” mạnh mẽ qua Facebook, Youtube. Chỉ trong thời gian ngắn, “cơn lốc màu xanh” đã “đổ bộ” đến nhiều người tiêu dùng. 

Kênh Owned Media: song song với việc sử dụng kênh Paid Media, nhãn hàng cũng sử dụng triệt để kênh truyền thông sở hữu, điển hình là Facebook. Fanpage nhãn hàng đăng tài các nội dung hài hước, trendy. 

Kênh Earned Media: Kết quả thu về từ việc sử dụng 2 kênh truyền thông trên đã giúp Điện Máy Xanh tạo ra được kênh Earned Media. Cụ thể, hàng loạt các cuộc thảo luận, chia sẻ của khách hàng và công chúng đã nổ ra. Theo  thống kê của Buzzmetrics, trong vòng 1 tháng rưỡi sau khi xuất hiện, viral clip ĐMX đã tạo ra hơn 400K lượt bình luận và chia sẻ, vượt xa các đối thủ điện máy khác như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Pico, Điện máy Chợ Lớn…

Chỉ từ 2 chiến dịch điển hình trên, có thể rút ra được cái nhìn chung: 

  • Phần lớn các chiến dịch Digital Marketing hiện nay đều có sự kết hợp của cả 3 kênh truyền thông Paid – Owned – Earned Media. Mặc dù mỗi kênh đều có những ưu – nhược điểm riêng, nhưng nếu có sự kết hợp thì sẽ mang lại hiệu quả cao. 
  • Không có công thức chính xác cho việc sử dụng mô hình POEM vì nó còn phụ thuộc vào mục tiêu và tài chính của doanh nghiệp. 

Để hiểu rõ hơn về “bộ 3” kênh truyền thông “ăn ý” này và có thể sử dụng chúng trên những trường hợp thực tiễn, khóa học Digital Marketing sẽ giúp bạn. Tham khảo khóa học tại đây: https://www.bmg.edu.vn/bmg/khoa-hoc/digital-marketing-tools/