TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ VÀ PHỔ BIẾN NHẤT

ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO

Là công đoạn quan trọng trong quản lý nhân sự nhằm đánh giá và xét duyệt những nhiệm vụ, công việc được giao. Từ đó xác định được sự phù hợp, hiệu quả của mỗi nhân viên trong công ty. Dựa vào đó để triển khai chính sách về lương thưởng, đề bạt hoặc sa thải một cách hiệu quả và tốt nhất.
Là một trong những công việc không thể thiếu đối với đội ngũ quản lý, nhân sự nhằm tăng hiệu quả công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu suất tốt hơn cũng như khắc phục những mặt còn hạn chế, những khó khăn trong lúc thực hiện công việc. Mặc dù vậy, việc đánh giá nhân viên là một điều không phải dễ dàng, do đó mà tùy vào từng công ty, từng cấp bậc và từng phòng ban sẽ có những tiêu chí chung nhằm thực hiện việc đánh giá một cách khách quan và hiệu quả nhất.
ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
Quy trình đánh giá nhân viên được triển khai khi :
+ Thực hiện một cách định kì theo tháng, quý hoặc hàng năm nhằm lấy căn cứ để triển khai chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật một cách chính xác nhất.
+ Giai đoạn kết thúc thử việc hoặc kết thúc hợp đồng : nhằm giúp đội ngũ nhân sự đưa ra sự lựa chọn xem có nên nhận nhân viên đó làm chính thức hoặc ký lại hợp đồng mới hay không.
+ Giai đoạn xem xét tăng lương : giúp đội ngũ quản lý, nhân sự xem xét và đưa ra quyết định tăng lương cho nhân viên có kết quả tốt.

NHỮNG TIÊU CHÍ CƠ BẢN TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN

SỰ TRUNG THỰC

Là một trong những tiêu chí quan trọng khi đánh giá phẩm chất của một nhân viên. Tính trung thực cao là một trong những tính cách được xem trọng ngoài các yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của nhân viên. Tính trung thực sẽ giúp nhân viên nhận biết đúng hoặc sai, công tư rạch ròi trong công việc.
TIÊU CHÍ TRUNG THỰC KHI ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
Những nhân viên có tính trung thực cao sẽ giúp họ luôn được cấp trên, quản lý tin tưởng giao những trọng trách lớn, công việc quan trọng bởi họ luôn có trách nhiệm cao, thực hiện đúng như cam kết với những gì được giao.

SỰ KỶ LUẬT

Yếu tố về kỷ luật, giờ giấc là một trong những yếu tố quan trọng tiếp theo trong hệ thống đánh giá nhân viên. Ngoài ra, sự hiệu quả trong công việc cũng như yếu tố chăm chỉ, chuyên cần cũng phải được xem xét đến. Hạn chế lựa chọn những nhân viên có tính cách lười biếng, kỷ luật kém hoặc giờ giấc không đúng.

KỸ NĂNG TRONG CÔNG VIỆC

Ngoài ra, khi tiến hành đánh giá nhân viên, người quản lý hoặc đội ngũ nhân sự phải xem xét các yếu tố về kỹ năng nhân viên, xem có phù hợp với công việc cũng như đạt hiệu suất cao hay không, các kỹ năng cần có bao gồm :
+ Kỹ năng làm việc nhóm, teamwork
TIÊU CHÍ LÀM VIỆC NHÓM KHI ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
+ Các kỹ năng mềm như thuyết phục, đàm phán, thuyết trình…
+ Các kỹ năng về lập kế hoạch, quản lý công việc được giao.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng khi có tình huống xảy ra.
+ Kỹ năng chịu được áp lực trong công việc

TÁC PHONG LÀM VIỆC

Ngoài ra, khi đánh giá nhân viên cũng nên đáp ứng thêm các yếu tố khác như :
+ Trang phục theo quy trình, gọn gàng và sạch sẽ
+ Tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt.
+ Phải biết giữ gìn vệ sinh chung ở công sở.

SỰ NHIỆT TÌNH

Thêm vào đó, thái độ nhiệt tình trong công việc của nhân viên sẽ giúp làm tăng sự chuyên nghiệp, hiệu quả cũng như được khách hàng, đồng nghiệp đánh giá tốt. Ngoài ra, kết quả công việc cũng cao hơn, không quản khó khăn để nhiệt tình, hăng say làm việc nhằm mang đến kết quả tốt nhất cho cá nhân cũng như tập thể đồng nghiệp làm chung.

THÁI ĐỘ TÍCH CỰC, LẠC QUAN

Là một trong những thái độ được đánh giá cao bởi những nhân viên này luôn có sự cầu tiến, học hỏi cũng như có thể gắn bó lâu bền với công ty.
Những nhân viên có thái độ tích cực, lạc quan thường là những người cống hiến nhiều, hiệu suất làm việc tốt. Ngoài ra còn mang đến môi trường làm việc tích cực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Thái độ tích cực sẽ giúp cho nhân viên luôn có niềm tin vào công việc được giao, cầu thị cũng như cố gắng trong giải quyết các khó khăn thay vì sợ hãi hoặc chán nản.

SỰ TÔN TRỌNG

TIÊU CHÍ TÔN TRỌNG LẪN NHAU KHI ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
Là một trong những tiêu chí quan trọng khi đánh giá nhân viên bởi trong môi trường làm việc, giữa những đồng nghiệp với nhau hoặc cấp trên cũng như đối với khách hàng thì thái độ tôn trọng luôn được đánh giá cao, thể hiện qua các hành động như :
+ Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến, quan điểm của khách hàng hoặc đồng nghiệp.
+ Không được cắt lời hoặc sử dụng ngôn ngữ thô lỗ, xúc phạm
+ Thái độ của nhân viên phải chân thành, lịch sự cũng như cởi mở.

SỰ CẨN TRỌNG, TỈ MỈ

Là một trong những tiêu chí khác khi đánh giá nhân viên chính là yếu tố cẩn trọng trong công việc bởi nó sẽ mang đến sự hiệu quả, giảm thời gian hoặc chi phí không đáng có, mang đến sự tin cậy đối với đồng nghiệp lẫn cấp trên. Đây là đức tính được đánh giá cao không chỉ đối với trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Thật không muốn khi những sai lầm lặt vặt, sự bất cẩn, không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, từ đó kết quả mang lại sẽ không cao.

ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ MỤC TIÊU

Dựa trên các mục tiêu cụ thể mà đội ngũ quản lý, nhân sự có thể đánh giá nhân viên mình dựa trên các yếu tố sau :

MỤC TIÊU HÀNH CHÍNH

Đối với loại mục tiêu này, có thể đánh giá nhân viên dựa trên bộ chỉ số KPI đề ra, nhằm xác định và đo lường sự hiệu quả trong việc thực hiện công việc. Từ đó đưa ra phương án tăng lương, đề bạt hoặc cảnh cáo, sa thải một cách chính xác nhất.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Đây là loại đánh giá dựa bên bộ chỉ số KPI nhằm xác định được các mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn. Ngoài ra, còn cho thấy được thái độ, nguyện vọng, khả năng gắn bó lâu dài của nhân viên. Thêm vào đó là những trở ngại, khó khăn hoặc những sự hỗ trợ nhằm giúp nhân viên đạt kết quả tốt hơn, hiệu suất làm việc cao hơn. Bởi sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nhân viên.
ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ MỤC TIÊU

MỤC TIÊU KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

Khi đánh giá nhân viên theo mục tiêu này sẽ dựa vào vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng người. Mỗi vị trí công việc đều có những trách nhiệm riêng và dựa vào đó để có thể đánh giá, đo lường sự hiệu quả theo từng kỳ như tháng, quý, hàng năm. Từ đó mà đội ngũ quản lý, nhân sự có thể xác định chính xác năng lực của từng nhân viên. Từ đó đưa ra các chính sách khác hiệu quả hơn như đào tạo thêm, chính sách lương thưởng…

ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN DỰA TRÊN HÌNH THỨC

TỪ CAO ĐẾN THẤP

Theo đó, quy trình đánh giá nhân viên sẽ theo trình tự từ cao đến thấp, tức các nhà quản lý cấp trên sẽ là người đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình. Đây là hình thức đánh giá được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong các phòng ban, bộ phận trong từng công ty. Là sự tương tác giữa đội ngũ nhân viên với cấp quản lý trực tiếp cao hơn.

NGANG CẤP

Quy trình đánh giá nhân viên theo trình tự ngang cấp tức sẽ tự nhân viên đánh giá lẫn nhau, dựa trên kỹ năng chuyên môn, năng lực. Đây là hình thức đánh giá mang tính khách quan, dựa trên ý kiến của những nhân viên trong công ty.

TOÀN DIỆN

Dựa trên ý kiến của đồng nghiệp, quản lý cũng như khách hàng và những người xung quanh mà đưa ra quy trình đánh giá nhân viên một cách toàn diện nhất. Đây là cách đánh giá tổng hợp, khách quan cũng như giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về đội ngũ nhân sự của mình.
ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN DỰA TRÊN HÌNH THỨC
Tổng kết, việc đánh giá nhân viên là một trong những công việc cơ bản, cần thiết nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên sẽ tùy vào điều kiện, mục tiêu của từng công ty mà các tiêu chí để đánh giá sẽ khác nhau, sao cho phù hợp nhất.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường dựa vào hệ thống KPI để có thể đánh giá nhân viên một cách cụ thể, khách quan và chính xác nhất. Từ đó có thể đưa ra những quyết định về thưởng, phạt, thăng chức hoặc sa thải dựa trên những số liệu cụ thể một cách dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra có thể thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên làm việc có hiệu suất tốt hơn, đạt được các mục tiêu đặt ra.